Sùi mào gà là một trong những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh và thường gặp ở cả nam và nữ giới. Nếu không chữa trị dứt điểm bệnh có thể tái phát nhiều lần và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cần nắm rõ các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sùi mào gà để có cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Nguyên Nhân Gây Bệnh Sùi Mào Gà
Bệnh sùi mào gà do virus HPV (Human Papilloma) gây ra, là bệnh xã hội có tốc độ lây lan rất nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến ung thư hoặc vô sinh cho người bệnh rất cao.
Theo các chuyên gia bệnh xã hội cho biết, việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh sùi mào gà là điều hết sức cần thiết. Giúp mọi người có thể phòng tránh được bệnh và phát hiện những dấu hiệu bất thường, để có hướng chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà cụ thể là:
Nguyên nhân trực tiếp
- Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường chủ yếu dẫn đến sùi mào gà, bao gồm cả quan hệ bằng miệng, hậu môn, âm đạo.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ bị sùi mào gà trong lúc mang thai thì thai nhie dễ mắc bệnh hoặc lây nhiễm qua đường sinh nở tự nhiên. Nếu thai nhi bị nhiễm virus HPV có thể phát triển bất thường, bị dị tật phẩm sinh, sinh non, dễ sẩy thai…
- Lây qua đường máu: Việc dùng kim tiêm hoặc nhận nguồn máu nhiễm HPV cũng có nguy cơ mắc sùi mào gà.
Nguyên nhân gián tiếp
- Việc dùng chung nhà tắm, bồn cầu, các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, bàn chải đánh răng… với người mang mầm bệnh thì nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao.
- Những người có sức đề kháng kém hoặc vết thương hở không may tiếp xúc với mầm bệnh cũng có nguy cơ mắc sùi mào gà.
Những Triệu Chứng Cơ Bản Của Sùi Mào Gà
Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2 – 9 tháng ở nam giới và 1 – 6 tháng ở nữ giới sau khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ phát hiện ở cơ quan sinh dục hay các vị trí như lưỡi, hậu môn, khoang miệng… xuất hiện các triệu chứng điển hình của sùi mào gà như:
Triệu chứng sùi mào gà ở nam giới
- Ban đầu xuất hiện các nốt sùi bề mặt ráp, màu hồng, cao, đường kính từ 1 – 2mm.
- Những nốt sùi này sẽ phát triển và liên kết lại từng mảng, có hình mào gà hoặc hoa súp lơ.
- Thường thấy ở rảnh quy đầu, bao quy đầu, lỗ sáo, phần niệu đạo trước, vùng bìu…
- Các nốt sùi gây khó chịu, chảy máu, bội nhiễm, hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to.
Triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới
- Hình thành các nốt sùi nhỏ, mềm và thô ráp, có màu hồng, đường kính từ 1 – 2mm.
- Về sau các nốt sùi liên kết thành từng mảng, có hình màu gà hoặc súp lơ.
- Các nốt sùi ẩm ướt và có thể ấn ra một giọt mủ nhỏ ở giữa các nốt sùi.
- Thường thấy ở âm đạo, hậu môn, cổ tử cung…
- Việc vệ sinh không sạch sẽ khiến các nốt sùi phát triển nhanh chóng, màu đỏ, có mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, sùi mào gà có thể xuất hiện ở mắt, môi, miệng, lưỡi, họng, tay, chân… nếu có những tiếp xúc thân mật như hôn, dùng đồ chung của người bệnh hoặc tiếp xúc qua vết thương hở.
Cách Phòng Tránh Sùi Mào Gà Hiệu Quả
Để phòng tránh sùi mào gà hiệu quả người bệnh nên lưu ý những điều sau:
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục bừa bãi: Hiện có hơn 60% người mắc sùi mào gà đều do quan hệ tình dục bừa bãi. Việc mắc sùi mào gà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, công việc, gia đình bất ổn, stress, tăng áp lực về tinh thần. Do đó, không nên có bất kỳ hành động quan hệ tình dục ngoài hôn nhân để đảm bảo sức khỏe, cho mỗi thành viễn trong gia đình.
- Phòng tránh sùi mào gà lây nhiễm do tiếp xúc: Không sử dụng chung bồn tắm, đồ lót… Đồng thời, bạn nên chú ý thật cẩn thận khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, để tránh các trường hợp lây nhiễm đáng tiếc có thể xảy ra.
- Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh âm hộ ở nữ giới và dương vật ở nam giới sạch sẽ, thay quần lót hằng ngày, giặt riêng quần áo là điều nên làm. Dù trong cùng gia đình nhưng việc mỗi người một chiếc khăn lau mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng là điều cần thiết.
- Trong quá trình điều trị, việc kiêng quan hệ tình dục là điều bắt buộc: Nếu như vợ hoặc chồng điều trị sùi mào gà, dù biểu hiện bên ngoài đã suy giảm nhưng virus HPV vẫn còn trong cơ thể người bệnh. Do vậy, người bệnh cần uống thuốc điều trị, vệ sinh âm hộ, dương vật, và kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để điều trị đạt hiệu quả như mong muốn.
- Đối với phụ nữ trong thai kỳ: Nếu chẳng may mắc sùi mào gà thì cách phòng tránh sùi mào gà cũng như tránh lây bệnh sang con là nên điều trị dứt điểm trước thời điểm sinh con. Đồng thời, hãy lựa chọn phương pháp sinh mổ nhằm tránh lây truyền cho bé.
- Chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên tập luyện thể dục mỗi ngày: Để đạt được hiệu quả điều trị việc tập luyện thể dục 30 phút mỗi ngày, cùng chế độ ăn uống hợp lý là phương thức hữu hiệu nhất nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Điều này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus HPV vào cơ thể người bệnh. Giúp người bệnh mau chóng lành bệnh.
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm là điều cần làm vì bạn cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân để tầm soát bệnh và có hướng cải thiện hữu hiệu nhất. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng hơn.