Sùi mào gà thường mọc ở vị trí nào

Bệnh sùi mào gà dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng tự ti, mặc cảm, đặc biệt là đối với bạn tình. Bệnh rất phổ biến và thường xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể bệnh nhân. Vì vậy, việc tìm hiểu bệnh sùi mào gà thường mọc ở vị trí nào? sẽ giúp người bệnh nhận biết sớm, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Sùi Mào Gà Thường Mọc Ở Vị Trí Nào?

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng, bệnh sùi mào gà biểu hiện ra bên ngoài thành các u nhú, ban đầu nhỏ, sau đó nhô cao và lan rộng. Các nốt sùi này có bề mặt ẩm ướt, dạng mềm và màu hồng .

Sùi mào gà mọc ở cơ quan sinh dục

Con đường lây nhiễm bệnh thường gặp nhất ở cả nam và nữ. Những người có quan hệ tình dục không an toàn dễ bị mắc bệnh và khi sùi mào gà mọc ở cơ quan sinh dục có những biểu hiện khác nhau.

Ở nam giới: Các mụn sùi mào gà thường mọc ở những vùng hay cọ sát với mầm bệnh như: thân dương vật, bao quy đầu, quy đầu, rảnh quy đầu, miệng sáo,…

Ở nữ giới: Sùi mào gà thường mọc ở bên ngoài hoặc bên trong âm đạo, môi lớn, môi bé, lỗ niệu đạo, có khi là ở màng trinh,…

Sùi mào gà mọc ở hậu môn 

Thường gặp ở những người có quan hệ tình dục vùng hậu môn, chủ yếu là nam giới hoặc nữ giới quan hệ đồng tính, và vệ sinh hằng ngày không đúng cách. Những biểu hiện chính đó là sưng đau hậu môn, đại tiện ra máu hoặc tiết dịch mủ ở hậu môn.

Sùi mào gà ở hậu môn có khả năng bội nhiễm, nhiễm trùng dẫn đến hoại tử hậu môn, ung thư hậu môn ở cả nam và nữ giới. Chính vì vậy , không nên coi thường sùi mào gà ở vị trí này.

Sùi mào gà mọc ở miệng

Là vị trí mà bệnh sùi mào gà cũng thương hay xuất hiện. Đó thường là tình trạng mọc mụn sùi ở miệng, họng, lưỡi… Sùi mào gà khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, gây khó khăn trong việc ăn uống, thậm chí là những giao tiếp hằng ngày.

Đối tượng dễ mắc sùi mào gà ở miệng là nam nữ có quan hệ tình dục bằng miệng, người bị các bệnh về răng lợi như viêm chân răng, chảy máu răng, nhiệt miệng, do dùng chung vật dụng cá nhân như: đồ dùng ăn uống, bàn chải đánh răng, khăn lau,…

Sùi mào gà mọc ở các vùng khác 

Một số vị trí trên cơ thể dễ mắc sùi mào gà như là: tay, chân, mắt, vùng bẹn,… Điều này thường xảy ra với nam và nữ có sức đề kháng kém, và mắc sùi mào gà ở những vị trí này cũng nguy hiểm không kém gì các vùng khác trên cơ thể.

Sùi mào gà thường mọc ở đâu còn tùy thuộc vào từng trường hợp mắc bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Và mọi người có thể chủ động phòng tránh bệnh sùi mào gà bằng việc thực hiện một lối sống tình dục lành mạnh và nâng cao sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi nhận thấy có những dấu hiệu ban đầu của sùi mào gà, tốt nhất người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý là tuyệt đối không được tự mua thuốc dùng tại nhà khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ, vì virus sùi mào gà có khả năng kháng  thuốc rất cao.