MỤC LỤC
Trĩ Nội Là Gì?
Bệnh trĩ được chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ nội là tình trạng xuất hiện trên đường lược do sự căng giãn, phình to quá mức của các đám rối tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn-trực tràng. Bệnh được hình thành do bị táo bón kinh niên, ít vận động, ngồi hoặc đứng quá lâu, thường xuyên ăn nhiều thức ăn cay nóng, sử dụng chất kích thích như cafe, rượu, bia,… ăn ít chất xơ, ít uống nước, phụ nữ mang thai, do tuổi tác…
Những biểu hiện thường thấy của trĩ nội là ngứa ngáy, đau rát, chảy máu khi đi đại tiện. Búi trĩ có thể lồi ra bên ngoài hậu môn và tự co vào bên trong. Tuy nhiên, khi bệnh nặng thì búi trĩ sẽ sa hẵn ra bên ngoài và không thể tự thụt vào bên trong được nữa.
Tình trạng bệnh nặng có thể gây mất máu, viêm nhiễm, nghẹt búi trĩ, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, cuộc sống, cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Nguyên Nhân Gây Bệnh Trĩ Nội
Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa chúng tôi cho biết, nguyên nhân gây bệnh trĩ nội là do thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Do đó, bất cứ ai trong chúng ta đều có khả năng bị mắc bệnh trĩ nếu rơi vào một trong những đối tượng sau:
Thói quen ăn uống không khoa học: Thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… ăn ít rau xanh và ít uống nước sẽ dẫn đến táo bón, lâu dần sẽ hình thành các búi trĩ.
Đặc thù công việc: Những người phải ngồi nhiều hay đứng lâu, thường xuyên làm việc nặng nhọc sẽ gây áp lực lớn lên vùng hậu môn, tạo điều kiện cho các búi trĩ phát triển.
Những người thường bị táo bón: Táo bón kinh niên hay các bệnh về đường ruột sẽ gây ra không ít khó khăn cho hệ tiêu hóa, lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho các búi trĩ hình thành.
Thói quen đại tiện: Nhịn đại tiện, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu như đọc báo, xem phim, chơi game,… trong quá trình đại tiện chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Các Cấp Độ Của Bệnh Trĩ Nội
Tùy theo mức độ sa búi trĩ mà trĩ nội được chia thành 4 cấp độ khác nhau, cụ thể là:
- Trĩ nội độ 1: Rất khó nhận biết các triệu chứng bằng mắt thường, vì búi trĩ mới bắt đầu hình thành bên trong hậu môn. Lúc này, lượng máu trong phân rất ít, chỉ thấm một ít trên giấy vệ sinh kèm theo cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt, khó chịu quanh hậu môn.
- Trĩ nội độ 2: Các búi trĩ nội trong hậu môn phát triển và sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện, những sau đó có thể tự thụt vào. Ở giai đoạn này, triệu chứng trĩ nội là đi ngoài ra máu, lượng máu ngày càng nhiều, cảm giác đau rát hậu môn dữ dội.
- Trĩ nội độ 3: Các búi trĩ nội sa ra ngoài liên tục khi đại tiện, phải dùng tay đẩy vào. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải tình trạng chảy máu hậu môn thành giọt khi đại tiện. Càng kéo dài có thể gây thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu…
- Trĩ nội độ 4: Giai đoạn này, các búi trĩ nội nằm thường bên ngoài hậu môn, không thể dùng tay đẩy búi trĩ vào được nữa, gây đau đớn, vướng víu, cản trở sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng chảy máu hậu môn ngày càng tăng, máu chảy thành giọt hoặc bắn thành tia. Thậm chí, chỉ cần vận động mạnh, ngồi xổm hay đi lại nhiều thì máu vẫn chảy. Hậu môn luôn ẩm ướt, chất nhầy tiết ra không kiểm soát và có mùi môi khó chịu.
Bệnh trĩ nội tương đối nguy hiểm hơn trĩ ngoại do hình thành bên trên đường lược, các biểu hiện thường âm thầm hơn nên khó nhận biết. Do vậy, nếu bệnh trĩ nội không được phát hiện và điều trị sớm không những gây ra những phiền toái, mà còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: thiếu máu, tắt nghẹt hậu môn, tắt mạch máu, dễ dẫn đến viêm nhiễm, bội nhiễm,… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Chế Độ Sinh Hoạt Cho Người Bệnh Trĩ
Người mắc bệnh trĩ nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ
Người bệnh trĩ nên uống nhiều nước có thể là nước lọc, nước rau hay nước trái cây nhưng tốt nhất là uống đủ 2 lít/ngày.
Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy nên uống một cốc nước lọc để kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, các loại thảo dược như nước rau má, nước ép rau diếp cá hay nước đu đủ rất tốt trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều bệnh trĩ.
Bên cạnh việc người bệnh trĩ nên uống nhiều nước mỗi ngày thì việc bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn hằng ngày là rất cần thiết. Vì các chất xơ có tác dụng giữ nước ở đường ruột nên phòng tránh được triệu chứng táo bón cho người bệnh. Những loại rau củ quả có tính mát, chứa nhiều chất xơ như rau cải xanh, quả đu đủ, cà rốt, các loại đậu đỗ, súp lơ xanh và các loại ngũ cốc.
Bệnh trĩ nên bổ sung những thực phẩm nhuận tràng và chứa nhiều sắt
Các loại rau diếp cá, rau đay, rau mồng tơi, lá khoai lang có tính mát, nhuận tràng rất tốt giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Với những người mắc bệnh trĩ nên ăn các loại rau trên thường xuyên để tránh chứng táo bón lâu ngày, và các nguyên nhân thường gây nên bệnh trĩ.
Các loại cam, quýt, bưởi là những thực phẩm vừa giúp thanh nhiệt cơ thể, vừa cung cấp nhiều chất xơ. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm chuối, đu đủ. Vì chuối và đu đủ là loại quả có tính nhuận tràng tốt, người bệnh nên ăn sau bữa ăn.
Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt rất tốt cho người bệnh trĩ như: gan, cá ngừ, nho khô, hạt hướng dương, mộc nhĩ, rau cần, vừng…
Người bệnh trĩ nên kiêng gì?
Khi mắc bệnh trĩ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả thì người bệnh nên kiêng các thực phẩm sau:
- Đồ ăn nhiều muối sẽ giữ nước trong cơ thể làm cho triệu chứng bệnh trĩ càng nguy hiểm hơn.
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo thường gây khó tiêu, và làm cơ thể dễ bị nóng trong. Điều này có thể làm cho bệnh trĩ của bạn nặng thêm.
- Cafe, rượu, bia và những thực phẩm chứa cafein.
- Những gia vị cay nóng như: ớt, hồ tiêu, hành tây gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi đi phân qua hậu môn.
- Hạn chế đồ uống, nước ngọt có gas.
- Bánh mì, bánh ngọt, socola và những đồ ăn ngọt gây chứng táo bón và tăng phản ứng ngứa ngáy, khó chịu hơn.